7 mẹo sử dụng Wifi trên Windowns 10 - Phần 2

- Chuyên mục: Những điều cần biết khi sử dụng máy tính.

  • Chúng ta sử dụng máy tính hàng ngày để làm việc, giải trí và kết nối Wi-Fi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phục vụ cho mục đích đó. Nếu bạn đơn giản chỉ kết nối Wi-Fi và ngắt kết nối Wi-Fi thì bạn đã và đang bỏ lỡ một vài thứ hay ho. Bạn có biết rằng Wi-Fi trên Windows 10, thật sự còn có rất nhiều tính năng hữu ích để khám phá không? Chính vì thế nên hôm nay, trong bài viết  đây, mình sẽ chỉ ra cho các bạn 7 mẹo sử dụng Wi-Fi trên win10 mà có lẽ bạn chưa biết! Nào! Cùng theo dõi bài viết nhé!

- <PHẦN 2>:

- Thứ 4: Bật/tắt Wi-Fi sử dụng phím tắt.
  • Nếu bạn muốn nhanh chóng bật và tắt Wi-Fi, cách tốt nhất để làm điều đó là sử dụng phím tắt. Bạn có thể tìm thấy phím tắt có sẵn như là một phím chức năng, đặc biệt trên laptop, nhưng nếu chưa có thì bạn có thể tạo một phím tắt cho riêng mình. Bạn click chuột phải vào màn hình và đi đến New > Shortcut. Nhập dòng text sau đây:

netsh interface set interface name="CHANGEME" admin=disabled

  • Bạn sẽ cần thay đổi CHANGEME cho tên của Wi-Fi. Nếu bạn không biết tên là gì, thì hãy nhấp chuột vào biểu tượng Wi-Fi trên taskbar để hiển thị danh sách tất cả các kết nối có sẵn.

h7

  • Tiếp theo, bạn click vào Next. Thao tác này sẽ là một phím tắt để tắt Wi-Fi, do đó hãy đặt cho nó một cái tên phù hợp. Cuối cùng bạn nhấp vào Finish. Thực hiện cùng một quá trình như trên để tạo phím tắt cho việc bật Wi-Fi, nhưng hãy nhập dòng text sau đây:

netsh interface set interface name="CHANGEME" admin=enabled

  • Tương tự, bạn hãy nhớ đỏi CHANGEME với tên Wi-Fi của mình. Sau khi hoàn thành, cả hai phím tắt sẽ cần được thiết lập để chạy như quản trị viên. Bạn click chuột phải vào mỗi phím tắt, chọn Properties > Advanced… > Run as administrator > OK.

h8

  • Trong cửa sổ Properties, bạn click vào Shortcut key. Nhấn bất kỳ tổ hợp phím nào theo ý muốn để sử dụng cho việc kích hoạt phím tắt này. Sau đó, click OK.
- Thứ 5: Sử dụng Metered Connection.
  • Bạn có thể thiết lập kết nối Wi-Fi của mình làm thước đo. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự lãng phí dữ liệu vào những thứ bạn không cần hoặc không muốn.

h9

  • Chẳng hạn như, nó sẽ không tự động download các bản cập nhật, làm mới Start tile, hay đồng bộ hóa dữ liệu OneDrive. Để kích hoạt nó, bạn nhấn phím Windows + I để mở Settings và click Network & Internet > WiFi > Manage known networks.

  • Tại đây, bạn chọn kết nối Wi-Fi từ danh sách và nhấp vào Properties. Cuối cùng, trượt Set as metered connection sang On.

- Thứ 6: Chặn mạng Wi-Fi cụ thể.
  • Bạn có thể chặn các mạng Wi-Fi cụ thể xuất hiện trên máy tính dựa trên tên của chúng. Điều này hữu ích khi bạn muốn người dùng chỉ có thể kết nối hoặc xem các mạng mà được bạn chấp nhận.

  • Để bắt đầu, nhấn phím Windows + X và click vào Command Prompt (Admin). Để cho phép các mạng cụ thể xuất hiện, sao chép và dán dòng lệnh sau đây:

netsh wlan add filter permission=allow ssid="CHANGEME" networktype=infrastructure

  • Thay CHANGEME với tên mạng Wi-Fi mà bạn muốn cho phép. Bạn có thể chạy lệnh này nhiều lần để cho phép các mạng khác.

h10

  • Khi đã sẵn sàng, bạn chạy lệnh sau để chặn tất cả các mạng xuất hiện:

netsh wlan add filter permission=denyall networktype=infrastructure

  • Hoặc nếu bạn chỉ muốn chặn mạng cụ thể thì sao chép và dán dòng lệnh sau:

netsh wlan add filter permission=block ssid="CHANGEME" networktype=infrastructure

  • Thay CHANGEME với tên mạng Wi-Fi mà bạn muốn chặn.

  • Để thu hồi bất kỳ lệnh nào, bạn chạy chúng lần nữa, nhưng thay thế add bằng delete.

- Thứ 7: Theo dõi sử dụng dữ liệu.
  • Nếu bạn muốn tìm hiểu mỗi ứng dụng trên hệ thống sử dụng bao nhiêu dữ liệu thì điều đó cực kỳ đơn giản. Windows 10 sẽ hiển thị lượng dữ liệu sử dụng trong vòng 30 ngày qua.

  • Bạn nhấn phím Windows + I để mở Settings. Các bạn tới Network & Internet > Data usage > View usage details. Tiếp theo, chọn WiFi từ trình đơn thả xuống Show usage from.

h11

  • Nếu muốn thiết lập lại chu kỳ 30 ngày, bạn nhấp chuột vào Reset usage stats. Để xem ứng dụng sử dụng dữ liệu trong thời gian thực, bạn nhấn Ctrl + Shift + Esc để mở Task Manager. Trong tab Processes, bạn nhìn vào cột Network để nhìn thấy dữ liệu được sử dụng tính theo Megabyte/giây của từng ứng dụng và tiến trình nền.

  • Hy vọng rằng, với những thông tin  mà mình vừa chia sẽ, thì các bạn đã học được nhiều điều mới về cách quản lý kết nối Wi-Fi trên Windows 10. Vì nó là hệ điều hành luôn được phát triển liên tục nên có thể sẽ có nhiều tính năng hơn nữa được bổ sung trong tương lai. Chúc các bạn thành công và luôn may mắn nhé!

Chủ đề liên quan
7 mẹo sử dụng Wifi trên Windowns 10 - Phần 2

Cùng chuyên mục

Xem nhiều hôm nay