Nhìn da để đoán mức độ căng thẳng của bạn

Stress - căng thẳng trong cuộc sống là điều hiển nhiên nhưng bạn hoàn toàn có thể điều khiển mức độ và giải tỏa nó. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như làn da của bạn. Dưới đây là một vài dấu hiệu giúp bạn nhận biết rõ những mối nguy hại do căng thẳng gây ra đang tàn phá dung nhan của mình như thế nào.

h1

Da khô ráp, ngứa ngáy

Khi năng lượng của bạn được phân bố cho não bộ nhiều hơn thì cơ chế tự bảo vệ của làn da cũng sẽ bị yếu đi. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy làn da của mình bị khô rát, ngứa ngáy do căng thẳng quá mức gây ra.

Da tiết nhiều dầu hơn, nổi mụn.

Khi bạn cần tới những cuộc hẹn quan trọng mà làn da lại nổi nhiều mụn thì thật là khó xử. Đôi khi, những căng thẳng, mệt mỏi từ công việc cũng có thể làm hormone cortisol sản sinh nhiều và khiến mụn có cơ hội hình thành. Ngoài ra, dầu thừa cũng theo đó mà tiết ra nhiều hơn nên khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp.

h2

Da mặt đỏ

Căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đỏ mặt (theo y học còn gọi là Rosacea). Khi căng thẳng tăng cao, dòng chảy của máu cũng sẽ tăng lên khiến các mạch máu trên mặt giãn nở. Chính điều này khiến vùng mũi, cằm, má và trán của bạn trở nên đỏ bừng. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến bạn mất tự tin. Vì vậy, hãy cố gắng giảm bớt những áp lực, căng thẳng từ cuộc sống để cải thiện da mặt của mình.

Nếp nhăn hiện rõ trên da

Tình trạng căng thẳng quá mức cũng có thể làm thúc đẩy quá trình lão hóa da diễn ra sớm hơn. Không những nếp nhăn, bạn còn có thể thấy vết chân chim hay bọng mắt hiện rõ trên khuôn mặt. Do đó, cần tìm cách khắc phục trạng thái căng thẳng của mình để cải

h3

Da trở nên mỏng, nhạy cảm hơn.

Khi bạn gặp căng thẳng quá mức, hormone cortisol sẽ sản sinh nhiều và làm ảnh hưởng đến nội tiết tố. Điều này vô tình làm suy giảm sức đề kháng của bạn và khiến những vết bầm tím, trầy xước dù là nhỏ cũng dễ dàng xuất hiện trên da. Bên cạnh đó, hormone cortisol cũng sẽ làm vỡ kết cấu protein của biểu bì, từ đó khiến làn da của bạn trở nên mỏng, nổi mạch máu rõ và hay bị bầm tím, trầy xước hơn.

Hãy học cách giảm căng thẳng của bản thân xuống bằng cách:

  • Nghe nhạc: Việc giải trí bằng âm nhạc sẽ giúp não bộ được xoa dịu và thư giãn. Thay vì chơi những game phải dùng nhiều sự tập trung, bạn nên chọn cách nghe nhạc nhẹ sẽ tốt hơn.

  • Ngồi thiền: Chỉ với 5 phút ngồi thiền mỗi ngày cũng có thể giúp tinh thần của bạn được thư giãn và ổn định hơn. Nhờ đó, những áp lực, căng thẳng cũng sẽ dần tiêu tan hết.

  • Chơi thể thao: Khi bạn vận động, cơ thể sẽ sản sinh một lượng hormone endorphin giúp kích thích tâm trạng trở nên vui vẻ hơn. Vì vậy, tình trạng căng thẳng cũng sẽ được cải thiện.

h4

Nhìn da để đoán mức độ căng thẳng của bạn

Cùng chuyên mục

Xem nhiều hôm nay