Răng khôn là một trong những chiếc răng được các chuyên gia khuyên chúng ta cần nhổ bỏ đi để đảm bảo tốt cho sức khỏe vì nếu chẳng may răng khôn bị mọc lệch, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Nhưng so với các chiếc răng khác thì nhổ răng khôn sẽ khó hơn, vết thương cũng lâu lành hơn. Chính vì vậy mà nhiều người rất thắc mắc nhổ răng khôn khi nào thì lành hẳn? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Sau khi răng khôn được lấy ra khỏi hàm, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu và khâu khít lại vết nhổ răng. Tuy nhiên, nhổ răng khôn khi nào thì lành hẳn sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng có tốt hay không.
Thông thường, sau khi răng khôn được nhổ đi thì sẽ mất khoảng 1 tuần để phần nướu lợi dần dần dày lên, che đi lỗ rỗng này. Do đó, sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành cầm máu và khâu khít lại vết nhổ để giúp vết nhổ răng hạn chế chảy máu, tránh nhiễm trùng và mau lành thương hơn.
Thời gian lỗ rỗng mất răng được lấp đầy và lành thương lại như bình thường còn thuộc vào cơ địa từng người. Có người nhanh chỉ mất khoảng 1 – 2 tuần, nhưng có người cơ địa không tốt thì có thể phải mất khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn.
Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nhổ răng khôn khi nào thì lành hẳn. Vì vết nhổ răng khôn nằm gần với các răng hàm, ăn nhai thức ăn liên tục nên rất dễ bị giắt mắc thức ăn, tích tụ thức ăn lại.
Do đó, nếu không làm sạch răng miệng và chăm sóc vết nhổ răng đúng cách, rất dễ dẫn tới tình trạng ứ đọng thức ăn tại vị trí nhổ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm vết nhổ, khiến vết nhổ răng lâu lành thương và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe răng miệng.
Thực hiện cầm máu ít nhất 30 phút theo đúng hướng dẫn của bác sĩ ngay sau khi nhổ răng. Sau khoảng 2 – 4h vết nhổ răng sẽ ít chảy máu dần và hết chảy máu. Tuyệt đối không được thăm chọc hay lấy lưỡi đẩy vào vị trí nhổ răng vì có thể sẽ gây nhiễm trùng ổ răng.
Sau khi nhổ răng, trong vòng 8h đầu tiên tuyệt đối không được ngậm hay súc miệng nước muối vì có thể gây chảy máu kéo dài.
Thực hiện uống thuốc chống viêm, kháng sinh theo đúng đơn kê từ bác sĩ và đúng liều lượng. Nếu chảy máu nhiều, đau nhức mà không thuyên giảm, hoặc có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần tới ngay cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời.
Thay đổi chế độ ăn uống sang thực phẩm mềm lỏng để giúp ăn nhai dễ dàng hơn. Tránh nhai ở phía bên vừa nhổ răng vì có thể thức ăn sẽ cọ xát vào vết thương làm bong bật, gây chảy máu và nhiễm trùng vết nhổ.
Sau khi ăn nên ngậm và súc miệng thật nhẹ nhàng bằng nước lọc để loại bỏ thức ăn còn sót lại trong khoang miệng và làm sạch vết nhổ răng. Sử dụng bàn chải đánh răng chải nhẹ nhàng các răng khác và tránh vị trí mới nhổ.
Đồng thời, khi các bạn có nhu cầu muốn nhổ răng khôn thì cần phải tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín nhất để thực hiện với bác sĩ tay nghề cao và công nghệ nhổ răng hiện đại nhất sẽ đảm bảo an toàn và giúp việc nhổ răng dễ dàng hơn, vết thương sau nhổ cũng nhanh lành hơn. Đừng ham rẻ mà mang bệnh nhé bạn.